Trang chủ >

Cười hở lợi

Phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt có thể là một quyết định thay đổi cuộc đời. Tại cơ sở thẩm mỹ các bác sĩ sẽ tư vấn cho Bạn giải pháp tối ưu. Đặt biệt với sự ứng dụng nội soi và máy cắt xương không sinh nhiệt cùng nhiều công nghệ mới như mô phỏng 3D sẽ giúp tối ưu hóa kết quả phẫu thuật.

1. Phẫu thuật cười hở lợi là gì?

Phẫu thuật cười hở lợi bao gồm một loạt các thủ thuật phẫu thuật trên hàm trên, hàm dưới và cằm, để cải thiện cả hình thức nụ cười và đôi khi cả chức năng.

Phẫu thuật cười hở lợi có thể được thực hiện để cải thiện khoảng cách các răng khít lại với nhau, bình thường hóa hoặc tối ưu hóa tỷ lệ khuôn mặt.

Tùy theo mức độ cười hở lợi, các Bác sĩ sẽ đánh giá và tư vấn cho Bạn phương pháp phẫu thuật phù hợp như cắt bớt đường viền lợi, cắt nhóm cơ nâng môi trên hay cắt chỉnh xương hàm.

Cho dù Bạn muốn cải thiện ngoại hình của mình hay đang gặp các vấn đề về chức năng cần điều chỉnh, phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt có thể là một quyết định thay đổi cuộc đời. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho Bạn giải pháp tối ưu. Đặt biệt với sự ứng dụng nội soi và máy cắt xương không sinh nhiệt cùng nhiều công nghệ mới như mô phỏng 3D sẽ giúp tối ưu hóa kết quả phẫu thuật.

2. Phẫu thuật cười hở lợi có thể cải thiện điều gì?

Điều chỉnh nụ cười để tự nhiên nhất, chỉnh sửa cười hở lợi và các khiếm khuyết gây ra do vẩu một hàm, vẩu hai hàm, khớp cắn sâu, khớp cắn nghiêng…

3. Phẫu thuật cười hở lợi không thể cải thiện điều gì?

Sự mất cân đối trên khuôn mặt như không đối xứng, hàm trên và / hoặc hàm dưới phát triển, hàm dưới thừa hoặc cằm lệch.

Sự mất cân đối các phần của khuôn mặt như gò má cao hoặc lệch hai bên, góc hàm vuông hoặc lệch, bờ hàm hai bên cao thấp không đều, thừa hoặc thiếu cằm.

Với các trường hợp này các Bác sĩ sẽ tư vấn cho Bạn các phẫu thuật để chỉnh sửa có thể phối hợp trong một thì mổ hoặc ở các lần mổ riêng rẽ với phẫu thuật cười hở lợi.

4. Ai phù hợp cho phẫu thuật cười hở lợi?

Cười hở lợi là một thủ thuật mang tính cá nhân sâu sắc và điều quan trọng là Bạn phải thực hiện nó cho chính mình chứ không phải cho ai khác, ngay cả khi có ai đó đề nghị trả tiền cho Bạn. Sự hài lòng của Bạn sẽ cao, đặc biệt là khi Bạn muốn làm thủ thuật này cho chính bản thân Bạn.

·        Những người hở lợi hàm trên khi cười

·        Những người muốn cải thiện để có nụ cười tự nhiên nhất

·        Những người đã dành nhiều năm chỉnh nha trong nỗ lực sửa chữa các vấn đề về xương nên không thành công.

·        Bạn khỏe mạnh về mặt thể chất

·        Bạn có những kỳ vọng thực tế

·        Bạn đang phiền lòng vì nụ cười không hài hòa

·        Bạn đang phiền lòng vì hai hàm răng bị vẩu (hô)

·        Bạn có càm giác răng của Bạn bị ngắn

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Bạn sẽ đánh giá kỹ lưỡng giải phẫu khuôn mặt của Bạn và sẽ thảo luận về những thủ tục nào có thể khắc phục tốt nhất những lo lắng của Bạn.

Nếu Bạn đang cân nhắc phẫu thuật, hãy dành thời gian xem kỹ bài viết và hình ảnh cười hở lợi, đồng thời tìm hiểu về những điều sẽ xảy ra trong quá trình hồi phục. Chuẩn bị trước giúp Bạn có những kỳ vọng hợp lý và phục hồi thuận lợi hơn.

5. Các vấn đề liên quan đến giá phẫu thuật là gì?

Phẫu thuật thường được tiến hành theo hình thức trọn gói, giá thành phẫu thuật tùy thuộc vào gói dịch vụ, lựa chọn Bác sĩ, lựa chọn chất liệu, lựa chọn bệnh viện phẫu thuật…

Chi phí cười hở lợi có thể bao gồm:

·        Phí gây mê

·        Chi phí bệnh viện hoặc cơ sở phẫu thuật

·        Kiểm tra y tế

·        Xét nghiệm

·        Áo định hình sau phẫu thuật

·        Đơn thuốc

·        Phí Bác sĩ phẫu thuật

Điều quan trọng là Bạn phải chắc chắn chọn được một Bác sĩ phẫu thuật được cấp chứng chỉ phẫu thuật thẩm mỹ bởi cơ quan có thẩm quyền, hãy nhớ rằng kinh nghiệm của Bác sĩ phẫu thuật và sự tin tưởng thoải mái của Bạn với họ còn quan trọng hơn chi phí cuối cùng của cuộc phẫu thuật.

Hãy nhớ rằng hầu hết các hãng bảo hiểm coi đây là một phẫu thuật thẩm mỹ và hầu hết các loại hình bảo hiểm sẽ không chi trả cho phẫu thuật này.

TNA Foudation là Quỹ thiện nguyện, có thể tài trợ một phần cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt. Hãy nhớ hỏi Bác sĩ để được tư vấn.

6. Thăm khám và tư vấn trước phẫu thuật như thế nào?

Bạn cần chuẩn bị những gì và mong chờ điều gì khi gặp Bác sĩ phẫu thuật để tư vấn? Bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi để thảo luận với Bác sĩ:

Trong quá trình tư vấn phẫu thuật cười hở lợi của Bạn, hãy chuẩn bị để thảo luận:

·        Mục tiêu phẫu thuật của Bạn. Tại sao Bạn muốn thực hiện phẫu thuật này?

·        Tình trạng y tế, dị ứng thuốc, các phương pháp điều trị y tế trước đây

·        Thuốc hiện tại, bao gồm vitamin, thảo dược bổ sung, sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy

·        Các cuộc phẫu thuật trước đây

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Bạn cũng sẽ:

·        Đánh giá tình trạng sức khỏe chung của Bạn và bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc yếu tố nguy cơ nào đã có từ trước

·        Chụp ảnh

·        Thảo luận về các lựa chọn phẫu thuật cười hở lợi của Bạn

·        Đề xuất một quá trình điều trị

·        Thảo luận về các kết quả có thể xảy ra của phẫu thuật và bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào

·        Thảo luận về loại gây mê sẽ được sử dụng

Buổi tư vấn là thời gian để đặt câu hỏi với Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Bạn. Để giúp đỡ, chúng tôi đã chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Bạn mà Bạn có thể mang theo đến buổi tư vấn phẫu thuật hàm của Bạn.

Điều tự nhiên là Bạn sẽ cảm thấy lo lắng, cho dù đó là sự phấn khích với diện mạo mới theo mong đợi của Bạn hay một chút căng thẳng trước khi phẫu thuật. Đừng ngại thảo luận về những cảm giác này với Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Bạn.

7. Những câu hỏi nào Bạn nên hỏi Bác sĩ phẫu thuật?

Sử dụng danh sách các câu hỏi này như một hướng dẫn trong quá trình tư vấn phẫu thuật của Bạn:

7.1.         Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi Cơ quan y tế có thẩm quyền không? (Bộ y tế cấp với Bác sĩ bệnh viện trung ương và sở y tế với Bác sĩ bệnh viện địa phương)

7.2.         Bác sĩ có được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ không?

7.3.         Bác sĩ đã có bao nhiêu năm đào tạo về phẫu thuật thẩm mỹ?

7.4.         Bác sĩ có được bệnh viện cho phép để thực hiện phẫu thuật này không? Bác sĩ công tác tại bệnh viện nào?

7.5.         Cơ sở thẩm mỹ của Bác sĩ ở đâu và có được cấp phép không?

7.6.         Tình trạng của tôi có phù hợp cho việc thực hiện phẫu thuật này không?

7.7.         Tôi sẽ cần phải làm gì để có được kết quả tốt nhất?

7.8.         Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cho tôi ở đâu và như thế nào?

7.9.         Hình dạng, kích thước, kết cấu bề mặt, vị trí đường mổ và vị trí cắt chỉnh xương được khuyến nghị cho tôi?

7.10.    Tôi có thể mong đợi khoảng thời gian hồi phục là bao lâu và tôi sẽ cần sự trợ giúp nào trong quá trình hồi phục của mình?

7.11.    Những rủi ro và biến chứng liên quan đến phẫu thuật của tôi là gì?

7.12.    Các biến chứng được xử lý như thế nào?

7.13.    Tôi có thể cần các phẫu thuật nào trong suốt cuộc đời của mình do liên quan đến phẫu thuật này?

7.14.    Khả năng ăn nhai của tôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

7.15.    Khuôn mặt sau phẫu thuật sẽ thay đổi thế nào theo thời gian?

7.16.    Bác sĩ có thể cho xem ảnh và video mô phỏng quá trình phẫu thuật không?

8. Những nguy cơ khi phẫu thuật cười hở lợi là gì?

Quyết định phẫu thuật thẩm mỹ là vô cùng cá nhân và Bạn sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng trong việc đạt được mục tiêu của mình với rủi ro và biến chứng tiềm ẩn của phẫu thuật hàm. Xin hãy chấp nhận một thực tế rằng, mọi thủ thuật y khoa dù là nhỏ nhất vẫn luôn tiềm ẩn các rủi ro có thể xảy ra. Một Bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp sẽ luôn tư vấn đầy đủ các nguy cơ có thể xảy ra cho Bạn. Chỉ Bạn mới có thể đưa ra quyết định cho chính mình.

Bạn sẽ được yêu cầu ký vào các mẫu đơn đồng ý để đảm bảo rằng Bạn hiểu đầy đủ về quy trình và bất kỳ rủi ro hay biến chứng tiềm ẩn nào.

Các rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật cười hở lợi bao gồm:

·        Rủi ro gây mê

·        Sự chảy máu

·        Thiệt hại cho răng

·        Sự nhiễm trùng

·        Hạn chế mở miệng

·        Tê má và môi

·        Có thể cần phẫu thuật sửa đổi

·        Tái phát hoặc vấn đề khớp cắn

·        Sưng và bầm tím

9. Bạn cần chuẩn bị gì trước phẫu thuật?

Khi chuẩn bị cho phẫu thuật cười hở lợi, Bạn có thể được yêu cầu:

·        Xét nghiệm máu

·        Dừng một số loại thuốc hoặc điều chỉnh các loại thuốc hiện tại của Bạn

·        Bỏ thuốc lá

·        Tránh dùng aspirin, thuốc chống viêm và các chất bổ sung thảo dược vì chúng có thể làm tăng chảy máu và bầm tím

Thời gian nằm viện thường là 3-5 ngày hoặc về ngay trong ngày tùy phương pháp phẫu thuật và quá trình hồi phục thường diễn ra trong khoảng thời gian một tháng.

Phẫu thuật cắt xương để điều trị cười hở lợi phải được thực hiện tại một BỆNH VIỆN được cấp phép phẫu thuật bởi cơ quan có thẩm quyền. Đây là vì sự an toàn của Bạn. Hãy từ chối phẫu thuật nếu Bác sĩ phẫu thuật của Bạn đề nghị phẫu thuật tại phòng khám, họ có thể là Bác sĩ không có chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ.

Nếu có thể, nên sắp xếp để một người nào đó đưa Bạn đến và rời khỏi cuộc phẫu thuật và ở lại với Bạn ít nhất trong đêm đầu tiên sau khi phẫu thuật.

10. Phẫu thuật cười hở lợi được tiến hành như thế nào?

Một quy trình phẫu thuật cười hở lợi bao gồm các bước sau:

Bước 1 – Thăm khám ban đầu

Không chỉ với Bác sĩ phẫu thuật mà còn với Bác sĩ chỉnh nha có tay nghề cao.

Bước 2 - Cuộc hẹn trước phẫu thuật

Tất cả các thủ tục phẫu thuật cười hở lợi đều bắt đầu với một cuộc hẹn để thu thập thông tin. Bác sĩ phẫu thuật của Bạn sẽ chụp X-quang, thường là chụp CT, chụp ảnh và lấy dấu hoặc quét răng của Bạn để tạo ra các mô hình nha khoa, tất cả sẽ được sử dụng để lập kế hoạch và thực hiện phẫu thuật.

Bước 3 - Gây mê hoặc gây tê

Gây tê tại chỗ với các trường hợp cắt đường viền lợi hoặc cắt các cơ nâng môi trên.

Gây mê toàn thân với các trường hợp cắt chỉnh xương hàm mặt (Bạn sẽ hoàn toàn chìm vào giấc ngủ trong khi phẫu thuật để được thoải mái nhất) được sử dụng với một ống thở thường được đặt qua mũi.

Bước 4 - Phẫu thuật

Cắt đường viền lợi theo vị trí đã xác định trước phẫu thuật.

Với cắt chỉnh xương, hầu hết các đường mổ được thực hiện trong miệng. Các xương sẽ được dịch chuyển vào các vị trí đã định và cố định bằng các nẹp, vít.

Bước 5 – Đánh giá và điều chỉnh

Kết quả của phẫu thuật hàm thường rõ ràng ngay lập tức nhưng sẽ ổn định hoàn toàn khi tình trạng sưng tấy và bầm tím giảm dần trong khoảng thời gian một hoặc hai tháng.

11. Quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật cười hở lợi diễn ra như thế nào?

Trong quá trình hồi phục phẫu thuật cười hở lợi, sưng nề là dấu hiệu đáng chú ý nhất, tình trạng này tăng nhanh trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, sau đó sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian một đến hai tháng. Có thể có vết sưng nhỏ còn sót lại trong vài tháng.

Ngay sau phẫu thuật, Bạn sẽ được đưa vào khu hồi tỉnh để theo dõi sát sao. Bạn có thể được phép về phòng điều trị khi Bạn tỉnh hoàn toàn và ổn định, thường là sau một giờ hoặc lâu hơn.

Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể, có thể bao gồm súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn và tiếp tục chế độ ăn uống xay nhuyễn. Dùng thuốc theo đơn.

Hãy chắc chắn hỏi Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Bạn những câu hỏi cụ thể về những gì Bạn có thể mong đợi trong thời gian hồi phục của cá nhân Bạn. 

·        Tôi sẽ được đưa đi đâu sau khi phẫu thuật xong?

·        Tôi sẽ được cho hoặc kê đơn thuốc sau khi phẫu thuật?

·        Tôi có cần băng sau khi phẫu thuật? Khi nào chúng được gỡ bỏ?

·        Các mũi khâu có được gỡ bỏ không? Khi nào?

·        Khi nào tôi có thể tiếp tục hoạt động bình thường và tập thể dục?

·        Khi nào tôi quay lại khám để được chăm sóc theo dõi? 

12. Theo dõi kết quả sau phẫu thuật cười hở lợi như thế nào?

Kết quả phẫu thuật cười hở lợi sẽ duy trì lâu dài. Mặc dù phẫu thuật này thường ít đau nhưng có thể bị sưng hoặc bầm tím. Đôi khi, có thể mất một vài tháng trước khi quá trình hồi phục cuối cùng được hoàn thành. Mặc dù đa số trường hợp là kết quả tốt, trong một số tình huống, có thể cần một cuộc phẫu thuật khác kèm theo.

Thực hiện theo các hướng dẫn sau phẫu thuật là điều cần thiết cho sự thành công của cuộc phẫu thuật của Bạn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn Bạn cụ thể cách chăm sóc bản thân.

Xin hãy ghi nhớ một thực tế rằng, Bạn sẽ tiếp tục già đi một cách tự nhiên và khuôn mặt của mặt sẽ thay đổi theo thời gian. Hãy duy trì thăm khám định kỳ với Bác sĩ phẫu thuật của Bạn để được tư vấn các dịch vụ phù hợp.

13. Một số hình ảnh trước và sau phẫu thuật

Xem thêm tại Thư viện ảnh

14. Một số thuật ngữ về tạo hình thẩm mỹ hàm giúp Bạn hiểu hơn về loại phẫu thuật này

Cười hở lợi

Phần lợi dính trên các chân răng hàm trên hở ra quá nhiều khi cười gây mất thẩm mỹ

Gò má

Vùng xương nằm dưới ổ mắt hai bên, các bất thường bao gồm gò má cao; gò má thấp hoặc gò má lệch

Hàm trên

Xương có chứa các răng hàm trên

Hàm dưới

Xương có chứa các răng hàm dưới

Góc hàm

Xương hàm dưới ở vùng dưới tai hai bên, bất thường gồm có phì đại góc hàm gây mặt vuông, thiểu sản góc hàm hoặc lệch góc hàm hai bên

Gây mê

Gồm gây mê nội khí quản (dùng thuốc gây mê bốc hơi) và gây mê tĩnh mạch (thuốc gây mê được truyền qua đường tĩnh mạch). Thủ thuật làm giảm đau và giải lo âu, làm người bệnh ngủ khi phẫu thuật.

Tiền mê

Thuốc an thần được tiêm qua đường tĩnh mạch với liều nhỏ giúp giải lo âu

Gây tê tại chỗ

Thuốc gây tê được tiêm trực tiếp vào vị trí vết mổ trong khi phẫu thuật để giảm đau.

Chụp X quang mặt

Bao gồm chụp mặt thẳng nghiêng, chụp răng để đánh giá tương quan răng và xương

Chụp Cắt lớp vi tính (CT)

Phương pháp chụp đánh giá toàn diện khung xương sọ và mặt, thường cần chụp 3D để lên kế hoạch phẫu thuật

Mẫu hàm

Kỹ thuật lấy dấu và đổ mẫu hàm (răng) thường làm bằng thạch cao

Chỉnh nha

Chỉnh các răng đến vị trí mong muốn bằng các kỹ thuật khác nhau như đặt mắc cài, máng trong suốt…

Công nghệ 3D

Sử dụng phần mềm chuyên dụng để biến ảnh chụp và phim chụp thành mẫu bằng composite hoặc kim loại các bộ phận cơ thể giống như trên thực tế cơ thể người bệnh

Cắt chỉnh xương

Sử dụng hệ thống cưa chuyên dụng với công nghệ tiên tiến để làm di động các xương vùng hàm mặt nhờ đó có thể dịch chuyển đến vị trí mong muốn

Máng nhai

Máng chụp vào mặt phẳng cắn nhằm cố định khớp cắn

Cố định hai hàm

Sử dụng dụng cụ chuyên dụng cố định hàm trên vào hàm dưới để bất động hai hàm giúp liền xương

Nẹp vít

Hệ thống nẹp kim loại thường làm bằng Titanium để kết hợp ở các vị trí đã cắt xương sau khi dịch chuyển

Đường khâu

Đường mổ được khâu lại với chỉ

Sưng nề

Hiện tượng phù nề làm căng tổ chức sau phẫu thuật

Tụ máu

Máu chảy và tụ ở tổ chức dưới da gây bầm tím.

 

ĐẶT LỊCH

Thời gian làm việc

17H30 - 21H Thứ 2 đến thứ 6
08H - 21H Thứ 7 và Chủ Nhật