Bạn đang không cảm thấy tự tin với chiều cao của mình, bạn lo lắng với kéo dài chân nhưng để lại sẹo xấu. Đến với bạn sẽ không còn lo lắng vấn đề trên với kỹ thuật kéo dài chi MIS
1. Kéo dài chi MIS là gì?
Đó là kỹ thuật kéo dài chi với ứng dụng các kỹ thuật cao trong y học, với đường mổ tối thiểu < 1,5 cm, Đóng đinh nội tuỷ có chốt dưới màn tăng sáng (C- ARM)làm cho vết mổ có sẹo nhỏ nhất nhưng hiệu quả vượt trội
2. Các ưu điểm vượt trội của kéo dài chi MIS
- Được ứng dụng hiệu quả vượt trội của máy móc hiện đại cho cuộc mổ nhanh, chính xác, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng
- Đường mổ tối thiểu nhỏ, sẹo đẹp, nhanh lành vết mổ
- Đinh nội tuỷ cố định chắc chắn, đi lại sớm nên phục hồi nhanh
3. Mổ MIS kéo dài chi phù hợp cho những ai
Tất cả các bạn muốn có đôi chân dài, tăng chiều cao lý tưởng đều có thể mổ MIS.
4. Lứa tuổi nào thích hợp với kéo dài chi
Lứa tuổi thích hợp nhất là từ 18-35 tuổi vì đây là lứa tuổi ổn định về chiều cao. Sau 35 tuổi không nên kéo dài chi nữa vì sau lứa tuổi này khả năng liền xương kém dần nên dễ gây hiện tượng chậm liền xương, xương lâu liền, khớp giả. Làm cho kết quả điều trị dễ thất bại.
5. Các nguy cơ khi kéo dài chi là gì?
- Đầu tiên là nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. tuy nhiên với hơn 20 năm kinh nghiệm làm chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của các bác sĩ tại bệnh viện, phòng mổ đúng tiêu chuẩn châu Âu, Kháng sinh tốt nên nguy cơ nhiễm trùng gần như không xảy ra.
- Chậm liền xương: Nguyên nhân thường là do cơ địa bệnh nhân làm chậm quá trình lắng đọng can xi nên xương chậm liền. Khắc phục bằng kiểm tra đúng định kỳ theo hẹn của bác sĩ, bổ sung thực phẩm giàu can xi.
- Xương tăng liền: Cũng do cơ địa của bệnh nhân làm xương nhanh liền nên hiệu quả kéo dài chi không đạt được chiều dài theo mong muốn. Khắc phục bằng khám đúng hẹn theo chỉ định của bac sĩ, để tăng khoảng cách mỗi lần kéo dài(Sẽ rút ngắn thời gian kéo dài chân)
- Hiện tượng teo cơ cứng khớp: Do phải kéo dài liên tục trong khoảng thời gian nhất định(thông thường1ngày kéo dài 1 mm chân nên muốn có chiều cao 5 cm thì phải mất 50 ngày kéo dài). Trong thời gian này Bệnh nhân không đi lại nên cơ đùi và cẳng chân bị teo, khớp cổ chân cứng lại. Khách hàng cần phải chủ động gấp duỗi cổ bàn chân, tập co cơ cẳng chân, cơ đùi theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng trên.
6. Chi phí cho 1 ca kéo dài chi MIS là bao nhiêu
7. Cách tập luyện phục hồi chức năng sau mổ như thế nào?
- Sau mổ bệnh nhân được tiêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm nề, gác chân cao trong 5 ngày và thay băng vết mổ cách ngày.
- Sau 3-5 ngày, được tập vận động thụ động nhẹ nhàng khớp gối và khớp cổ chân, đeo giá kéo bàn chân khi nghỉ ngơi và khi ngủ để chống biến chứng co ngắn gót.
- Sau 7-10 ngày, bác sĩ tiến hành căng dãn khung và hướng dẫn cho bệnh nhân tự vận hành khung để căng dãn ổ cắt xương với tốc độ 1mm/ngày, chia đều cho 3 lần. Sau căng dãn 5 ngày, nếu ổ cắt xương đã được căng dãn tốt, người kéo dài chân được ra viện, điều trị ngoại trú thực hiện tự căng dãn theo hướng dẫn. Định kỳ hàng tháng, các bệnh nhân được khám lâm sàng và đánh giá diễn biến liền xương bằng chụp X-quang.
- Trong quá trình căng dãn, khách hàng cần tập đứng, đi lại trong khung cố định theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Sau khi đủ chiều dài cần kéo. Khách hàng được tháo bỏ khung căng dãn, bắt vít chốt vào đầu xương phía
. về nhà tập đi theo hướng dẫn của các bác sĩ.
- Tập đi lại tỳ nén hoàn toàn khi có cầu can xương nối liền 2 đầu trên phim Xquang. Khám theo định kỳ 2 tháng/ lần
8. Quy trình kỹ thuật mổ kéo dài chi MIS
Bước chuẩn bị
Trước khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ khám lâm sàng để tìm hiểu tiền sử dậy thì, tiền sử hocmon, bệnh di truyền, tình trạng tâm lý bệnh nhân. tư vấn cho bệnh nhân biết quy trình phẫu thuật, quá trình điều trị như thế nào, các nguy cơ của kéo dài chân trong quá trình điều trị. Tư vấn quá trình điều trị phục hồi chức năng sau mổ.
Sau đó khách hàng được làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang trước mổ để đảm bảo quá trình phẫu thuật được an toàn.
Tiến hành phẫu thuật kéo dài cẳng chân
Sau khi được gây mê, hoặc tê tủy sống, phẫu thuật trải qua 3 bước:
Bước 1: Đóng đinh
Bác sĩ sẽ rạch da dài tối thiểu khoảng 1 cm, dọc mặt trước gân bánh chè, sau đó dùng dùi 1 lỗ vào ống tủy và khoan ống tủy và đóng một đinh nội tuỷ có chốt có chiều dài ngắn hơn chiều dài xương chày khoảng 4-6 cm vào ống tủy xương chày. Tiếp đến, bác sĩ sẽ rạch da dài 1 cm ở mặt trong đầu trên cẳng chân để lắp dụng cụ định vị để bắt 2 vít chốt ở đầu trung tâm được làm dưới màn tăng sáng (C-ARM) để chắc chắn bắt vít đúng vị trí
Bước 2: Lắp đặt khung cố định vào cẳng chân
Sau khi đóng đinh vào xương chày, vòng cung phía trên liên kết với 2 đinh Kirschner 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở phần sau của đầu trên xương chày, cách khe khớp gối 2 cm, trên đầu đinh nội tủy khoảng 2 - 3mm.
Vòng cung phía dưới liên kết với 2 đinh Kirschner đường kính 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở đầu dưới xương chày phía trên khe khớp 2cm và nằm phía dưới đinh nội tủy. Các đinh Kirschner được căng bằng dụng cụ căng đinh của Ilizarov.
Hai vòng khung trên và dưới được liên kết với nhau bằng 3 thanh liên kết có ren ngược chiều. Khi vặn, đẩu cho 2 vòng cung này xa dần nhau ra.
Bước 3: Cắt xương
Cắt xương mác: Xác định vị trí cắt xương mác ở vị trí 1/3G -1/3D xương mác, cách mắt cá ngoài khoảng 10 cm.
Cắt xương chày: Xác định vị trí cắt xương chày, rạch da dài 2,5 - 3 cm ở dọc ngay phía ngoài mào chày và cách mào chày 0,5 cm, ở dưới lồi củ trước xương chày 4 – 5 cm, dưới vị trí vít chốt trung tâm thứ hai từ trên xuống 2,5 - 3 cm. Dùng đục đục đứt mào chày, sau đó dùng đục có cựa đục đứt thành xương cứng ở phía trước ngoài, trước trong, sau trong, sau ngoài, và cuối cùng là thành sau xương chày.