Trang chủ >

Kéo dài chi tiêu chuẩn

Kéo dài chân không khó song đòi hỏi sự kiên trì và chịu khó mới có kết quả tốt nhất. Về quy trình, người muốn cải thiện chiều cao phải trải qua ba bước, gồm chuẩn bị trước mổ, mổ cắt xương, đặt đinh -khung và kéo dài dần dần sau mổ.

1. Kéo dài chân là gì?

Kéo dài chân là phương pháp kéo dài chi dưới thêm 01 đoạn nhằm mục đích tăng chiều cao của cơ thể.

2. Những ai cần kéo dài chân:

- Những người có tầm vóc thấp lùn (nữ < 150 cm, nam < 160 cm)

- Những người có nhu cầu cao hơn để đẹp hơn

- Những người có chân ngắn bệnh lý do chấn thương làm chân ngắn chân dài.

3. Nguyên lý kéo dài chân dựa vào nguyên lý gì?

Nguyên lý của kéo dài chân, chính là dựa vào sự phát hiện ra rằng cơ thể có khả năng tự tạo ra và hình thành xương mới, khi xương được cắt rời ra và kéo từ từ. Đây là phát minh quan trọng của Giáo sư Ilizarov, một bác sĩ người Nga vào thập niên 50 ở thế kỷ XX.

4. Có thể kéo dài chân được bao nhiêu cm

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, phẫu thuật có thể kéo dài chân thêm 16cm, trong đó có thể kéo dài cẳng chân được 8 – 8.5cm, sau khi hoàn thành tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu của người bệnh có thể tiếp tục kéo dài xương đùi với chiều dài tối đa là 8cm. Tuy nhiên phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh để bác sĩ quyết định chiều dài chân cần phẫu thuật và số lần phẫu thuật có thể thực hiện nhằm đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe của người bệnh

5. Các điều kiện để kéo dài chân:

5.1 Độ tuổi: Về độ tuổi thích hợp để thực hiện kéo dài chân, thì lứa tuổi từ 20-30 tuổi là tốt nhất, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài.

5.2. Thể chất: Chỉ định phẫu thuật kéo dài chân thường được thực ở người bình thường có chiều cao hạn chế (nữ cao dưới 1m50, nam cao dưới 1m60), người bệnh có dị tật bẩm sinh như chân cao chân thấp với độ dài chênh lệch giữa hai chân lớn hơn 3cm, thương tật sau tai nạn, bệnh lý về xương khớp. Bên cạnh đó, người bệnh tham gia thực hiện kỹ thuật cần đảm bảo sức khỏe tinh thần mạnh mẽ và kiên nhẫn để có thể đạt được kết quả tốt nhất sau phẫu thuật.

Phẫu thuật kéo dài xương chân được thực hiện nhằm mục đích tăng chiều dài chân

6. Quy trình phẫu thuật kéo dài chân.

Kéo dài chân được thực hiện ra sao?
Kéo dài chân không khó song đòi hỏi sự kiên trì và chịu khó mới có kết quả tốt nhất. Về quy trình, người muốn cải thiện chiều cao phải trải qua ba bước, gồm chuẩn bị trước mổ, mổ cắt xương, đặt đinh -khung và kéo dài dần dần sau mổ.

Bước chuẩn bị
Trước khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ khám lâm sàng để tìm hiểu tiền sử dậy thì, tiền sử hocmon, bệnh di truyền, tình trạng tâm lý bệnh nhân. tư vấn cho bệnh nhân biết quy trình phẫu thuật, quá trình điều trị như thế nào, các nguy cơ của kéo dài chân trong quá trình điều trị. Tư vấn quá trình điều trị phục hồi chức năng sau mổ.

Sau đó khách hàng được làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang trước mổ để đảm bảo quá trình phẫu thuật được an toàn.

Tiến hành phẫu thuật kéo dài cẳng chân
Sau khi được gây mê, hoặc tê tủy sống, phẫu thuật trải qua 3 bước:
Bước 1: Đóng đinh 
Bác sĩ sẽ rạch da dài khoảng 1,5-2 cm dọc mặt trước gân bánh chè, sau đó dùng dùi 1 lỗ vào ống tủy và khoan ống tủy và đóng một đinh có chiều dài ngắn hơn chiều dài xương chày khoảng 4-6 cm vào ống tủy xương chày. Tiếp đến, bác sĩ sẽ rạch da dài 1 cm ở mặt trong đầu trên cẳng chân để lắp dụng cụ định vị để bắt 2 vít chốt ở đầu trung tâm.
Bước 2: Lắp đặt khung cố định vào cẳng chân
Sau khi đóng đinh vào xương chày, vòng cung phía trên liên kết với 2 đinh Kirschner 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở phần sau của đầu trên xương chày, cách khe khớp gối 2 cm, trên đầu đinh nội tủy khoảng 2 - 3mm.
Vòng cung phía dưới liên kết với 2 đinh Kirschner đường kính 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở đầu dưới xương chày phía trên khe khớp 2cm và nằm phía dưới đinh nội tủy. Các đinh Kirschner được căng bằng dụng cụ căng đinh của Ilizarov.
Hai vòng khung trên và dưới được liên kết với nhau bằng 3 thanh liên kết có ren ngược chiều. Khi vặn, đẩu cho 2 vòng cung này xa dần nhau ra.
Bước 3: Cắt xương
Cắt xương mác: Xác định vị trí cắt xương mác ở vị trí 1/3G -1/3D xương mác, cách mắt cá ngoài khoảng 10 cm. 
Cắt xương chày: Xác định vị trí cắt xương chày, rạch da dài 2,5 - 3 cm ở dọc ngay phía ngoài mào chày và cách mào chày 0,5 cm, ở dưới lồi củ trước xương chày 4 – 5 cm, dưới vị trí vít chốt trung tâm thứ hai từ trên xuống 2,5 - 3 cm. Dùng đục đục đứt mào chày, sau đó dùng đục có cựa đục đứt thành xương cứng ở phía trước ngoài, trước trong, sau trong, sau ngoài, và cuối cùng là thành sau xương chày.

7. Sau mổ xương cẳng chân được dài ra như thế nào

Sau mổ, xương “dài” ra như thế nào?
Sau mổ bệnh nhân được tiêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm nề, gác chân cao trong 5 ngày và thay băng vết mổ cách ngày.

Sau 3-5 ngày, được tập vận động thụ động nhẹ nhàng khớp gối và khớp cổ chân, đeo giá kéo bàn chân khi nghỉ ngơi và khi ngủ để chống biến chứng co ngắn gót. 

Sau 7-10 ngày, bác sĩ tiến hành căng dãn khung và hướng dẫn cho bệnh nhân tự vận hành khung để căng dãn ổ cắt xương với tốc độ 1mm/ngày, chia đều cho 3 lần. Sau căng dãn 5 ngày, nếu ổ cắt xương đã được căng dãn tốt, người kéo dài chân được ra viện, điều trị ngoại trú thực hiện tự căng dãn theo hướng dẫn. Định kỳ hàng tháng, các bệnh nhân được khám lâm sàng và đánh giá diễn biến liền xương bằng chụp X-quang.

Trong thời gian căng dãn, bệnh nhân đã bắt đầu phải tập tỳ nén một phần trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc đi bằng hai nạng trong khung tập đi. 

Khi căng dãn đủ chiều dài, bệnh nhân được nhập viện và được bắt 2 vít chốt ngoại vi của đinh nội tủy và tháo bỏ khung cố định ngoài. Thời gian nằm viện khoảng 3 đến 5 ngày.
Ra viện bệnh nhân tiếp tục tập luyện đi lại dưới sự trợ giúp của khung hoặc nạng và tỳ nén tăng dần và được tì nén hoàn toàn khi có can xương bắc cầu ở hai vỏ xương trên phim X-quang. Khám kiểm tra định kỳ 2 tháng/lần đến khi liền xương vững.

 

Hình ảnh minh họa một trường hợp nâng chiều cao 7cm: A, E: Hình ảnh X-quang và chiều dài chân bệnh nhân trước khi mổ; B: hình ảnh X-quang khi lắp khung kéo 2 cẳng chân dài 7cm; C: Hình X-quang ổ kéo dài xương đã liền chắc còn đinh nội tủy; D, F, G: Kết quả sau khi xương liền chắc, đinh được rút bỏ, bệnh nhân đi dứng và ngồi bình thường.

8. Biến chứng phẫu thuật kéo dài xương chân

Mặc dù phẫu thuật kéo dài xương chân phần lớn đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như sau:

8.1. Xương hồi phục quá nhanh

Trên lý thuyết mỗi ngày xương có thể dài ra khoảng 1mm, nhưng ở một số người bệnh xương hồi phục và lành nhanh trước khi quá trình điều trị kết thúc, gây ảnh hưởng và khó khăn trong việc điều chỉnh độ dài xương như mong muốn. Vì vậy, bác sĩ điều trị cần theo dõi tình trạng người bệnh trong thời gian phục hồi xương và tiến hành thực hiện một số can thiệp để ngăn ngừa quá trình xương hồi phục quá nhanh. Biện pháp can thiệp có thể được sử dụng là tăng tỷ lệ dài ra của xương lên 1,5 – 2mm/ngày nhằm đảm bảo khi xương liền lại có thể đạt được chiều dài đã đặt ra trước phẫu thuật.

8.2. Xương hồi phục quá chậm

Một số người bệnh thừa cân béo phìhút thuốc lá... khi thực hiện phẫu thuật kéo dài xương có thể gặp tình trạng xương hồi phục quá chậm, dẫn đến kéo dài thời gian tái tạo của các mô mềm, mạch máu, cơ và các dây thần kinh xung quanh. Trong trường hợp này, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành điều chỉnh các thiết bị gắn trên xương nhằm rút ngắn khoảng cách vết hở của xương để phù hợp với thời gian hồi phục hoặc chèn thêm các mô xương vào khoảng hở giúp đẩy nhanh quá trình nối liền, hồi phục của xương.

8.3. Mô mềm không co giãn trong quá trình dài ra của xương

Một biến chứng thường gặp khác sau phẫu thuật kéo dài xương chân là các mô mềm như gân, cơ, dây chằng và dây thần kinh không co giãn linh hoạt theo quá trình dài ra của xương, dẫn đến triệu chứng co cứng, bó chặt ở chân. Trong trường hợp này, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh bác sĩ có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng độ co giãn ở các mô mềm hoặc thực hiện phẫu thuật giúp giảm áp lực lên gân, cơ, dây chằng và các dây thần kinh.

Tóm lại, phẫu thuật kéo dài xương chân là kỹ thuật được thực hiện nhằm mục đích tăng chiều dài chân dựa vào khả năng của cơ thể trong việc tái tạo xương mới, dây chằng, các mô mềm, mạch máu và các dây thần kinh bao quanh. Vì phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình cơ – xương – khớp tại các cơ sở y tế được cấp phép bởi Bộ Y tế hoặc Sở Y tế, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn địa chỉ thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

9. Các câu hỏi về kéo dài chân bạn nên hỏi bác sĩ.

9.1 Nên kéo dài chân được bao nhiêu cm là hợp lý

Thường thì kỹ thuật này có thể cho cao thêm hay dài ra từ 5 – 10cm hoặc là 15cm tùy theo nhưng khi kéo càng dài thì khả năng biến chứng càng cao. Chiều dài được kéo ra tốt nhất là 5cm, với chiều dài này thì tỷ lệ biến chứng rất thấp từ khoảng 10 – 15%. Do đó cần phải suy nghĩ kỹ trước khi muốn dài bao nhiêu vì thời gian kéo dài của 10cm và 5cm hoàn toàn khác nhau và kỹ thuật đầu tiên như chúng ta biết là phải kéo dài trước, do đó nếu cảm thấy không cần thiết thì không nên kéo chi quá dài.

9.2 Ở độ tuổi nào kéo dài chân là tốt nhất

Thường kỹ thuật này được thực hiện khi tuổi của đứa trẻ bắt đầu phát triển chậm từ khoảng 16 – 18 tuổi. Tuy nhiên có thể thực hiện ở lứa tuổi lớn hơn 20 – 30 tuổi. Sở dĩ kỹ thuật này thực hiện vào tuổi cuối thời kỳ phát triển của cơ thể vì lúc đó người phẫu thuật viên có thể xác định được tốc độ tăng trưởng và trong khi đó khả năng tăng trưởng của đứa trẻ vẫn còn. Cho nên đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện kỹ thuật kéo dài chi và lúc đó sức lực của người thiếu niên vẫn còn tốt, khả năng phát triển xương vẫn còn.

9.3 Sau khi kéo dài chân, chân có bị yếu đi không

Xương được kéo dài chưa phải là xong vì các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới. Do đó cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian lâu mau tùy theo mỗi người. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt thì chi được kéo dài mạnh không thua gì chi cũ, có khi còn mạnh hơn.

10. Phẫu thuật kéo dài chân nên thực hiện ở đâu?

Phẫu thuật này sẽ được các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình và tạo hình thẩm mỹ thực hiện tại các cơ sở y tế lớn và các bệnh viện thẩm mỹ có giấy phép của Bộ y tế cho phép thực hiện. Tại đó phẫu thuật kéo dài chân được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng 1 chiều cao lý tưởng và 1 đôi chân khoẻ khoắn.

 

 

 

 

 

 

 

ĐẶT LỊCH

Thời gian làm việc

17H30 - 21H Thứ 2 đến thứ 6
08H - 21H Thứ 7 và Chủ Nhật